Hãy cẩn trọng khi bị đỏ mặt lúc uống rượu bia

Hãy cẩn trọng khi bị đỏ mặt lúc uống rượu bia

Bia rượu và triệu chứng “đỏ mặt”

Nếu mặt bạn đỏ ửng lên chỉ sau vài ly rượu hay dăm ba “vại” bia, đừng quá bất ngờ hay lo sợ vì không phải chỉ có mình bạn rơi vào trường hợp này đâu.

Có không ít người gặp phải tình trạng đỏ bừng mặt sau khi uống rượu bia. Thuật ngữ chính thức cho tình trạng này là Phản ứng xả cồn.
 
Gương mặt Trước và Sau khi uống rượ
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng naỳ xảy ra khi bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa rượu hoàn toàn.

Những người uống bia rượu và bị đỏ mặt có mang trong mình một phiên bản lỗi của gen Aldehyd Dehydrogenase 2 (ALDH2).

ALDH2 là một enzyme trong cơ thể bạn giúp phá vỡ một chất có trong rượu được gọi là Acetaldehyd. Quá nhiều Acetaldehyd có thể gây đỏ mặt và các triệu chứng khác cho cơ thể.
Những người dễ dàng mắc phải hội chứng này?

Các nhà khoa học ước tính rằng có ít nhất 540 triệu người trên toàn thế giới bị thiếu hụt ALDH2, họ chiếm khoảng 8% tổng dân số thế giới.

Những người gốc Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có nhiều khả năng bị đỏ mặt khi uống rượu nhất. Họ chiếm ít nhất 36% và có thể lên đế 70%. Người Đông Á coi việc đỏ bừng mừng như một phản ứng bình thường khi uống rượu.

Trên thực tế, hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu còn được gọi là hội chứng “Asian Flush” hoặc là “Asian Glow”. Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người có nguồn gốc Do Thái cũng có nhiều khả năng bị gia tăng đột biến ALDH2.

Không rõ tại sao lại có một số người nhất định có khả năng gặp phải vấn đề này nhưng nó có thể do gen di truyền được truyền lại từ một hoặc cả bố và mẹ – những thế hệ đi trước.

Đỏ mặt khi uống rượu bia diễn ra như thế nào?

ALDH2 thường hoạt động để phá vỡ các phần tử Acetaldehyd. Khi có bất cứ sự thay đổi di truyền nào ảnh hưởng đến enzyme này, nó sẽ không thực hiện công việc của mình.

Sự thiếu hụt ALDH2 làm cho nhiều phân tử Acetaldehyd tích tụ lại trong cơ thể bạn. Quá nhiều Acetaldehyd có thể khiến bạn không dung nạp được lượng rượu đi vào cơ thể.

Đỏ bừng mặt là một triệu chứng nhưng những người gặp phải nó cũng có thể gặp phải những triệu chứng đi kèm dưới đây:


  • Tim đập nhanh

  • Đau đầu
  • Buồn nôn

  • Nôn

Đỏ mặt khi uống rượu bia là tốt hay xấu? Có nguy hiểm không?

Mặc dù triệu chứng xả cồn này không có hại nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các rủi ro khác.

Nguy cơ bị huyết áp cao hơn người thường

Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2013 cho thấy những người bị đỏ mặt sau khi uống rượu có thể có nguy cơ bị huyết áp cao hơn nhiều người khác.

Các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm với 1.763 người đàn ông Hàn Quốc và phát hiện ra những người uống hơn bốn loại đồ uống có cồn mỗi tuần có nguy cơ bị huyết áp cao hơn so với những người không uống rượu.

Nhưng những người không bị đỏ mặt chỉ có khả năng bị huyết áp cao nếu họ uống nhiều hơn 8 ly một tuần.

Bệnh huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tình trạng đột quỵ.
Dễ bị ung thư

Một đánh giá vào năm 2017 đúc kết từ 10 cuộc nghiên cứu khác nhau cho thấy phản ứng đỏ bừng mặt khi uống rượu có liên quan đến tỉ lệ bị mắc bệnh ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư thực quản ở thuộc giới tính nam tại Đông Á. Nó không liên quan đến nguy cơ ung thư cao ở phụ nữ.

Một số bác sĩ tin rằng hội chứng xả cồn có thể hữu ích trong việc xác định những người có nguy cơ mắc các bệnh này.

Điều trị hội chứng xả cồn như thế nào?

Bạn tự hỏi:

Làm sao để uống rượu bia mà không lo bị đỏ mặt?

Dưới đây là “mẹo” nhỏ dành cho bạn.

Có một loại thuốc gọi là Histamine-2 (H2) có thể kiểm soát được việc đỏ bừng mặt khi uống rượu bia.

Loại thuốc này hoạt động bằng cách làm chậm sự phân hủy của bia rượu thành Acetaldehyd trong máu của bạn.

Các loại thuốc H2 phổ biến thường thấy là:


  • Pepcid

  • Zantac
  • Tagamet

Brimonidine cũng là một điều trị phổ biến khác cho những người bị đỏ bừng mặt khi uống rượu bia. Nó là một liệu pháp tại chỗ làm giảm việc bị đỏ mặt trong một thời gian ngắn. Thuốc hoạt động bằng cách giảm kích thước của các mạch máu nhỏ.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt Brimonidine trong điều trị bệnh hồng ban – một tình trạng da gây đỏ da và nổi mụn nhỏ trên mặt.

Cũng có một loại kem bôi khác, đã được phê duyệt vào năm 2017 để điều trị bệnh hồng ban là Oxymetazoline. Nó có thể giúp giảm tình trạng đỏ mặt bằng cách thu hẹp các mạch máu trên da.

Một số người cũng sử dụng laser và các liệu pháp dựa trên ánh sáng để giảm tình trạng này. Phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện bề mặt các mạch máu có thể nhìn thấy.

Điều quan trọng mà bạn phải thật sự quan tâm là liệu các liệu pháp này có thật sự giúp bạn giải quyết được sự thiếu hụt ALDH2 hay không. Hay nó chỉ che dấu được các triệu chứng trong tạm thời vì việc che dấu những triệu chứng này cũng có thể khiến bạn gặp phải các nguy cơ về các căn bệnh khác trong tương lai.

Cảnh báo

Việc sử dụng thuốc cần phải được sự tư vấn của bác si. Điều này đặc biệt quan trọng nếu cơ thể bạn bị thiếu ALDH2.

Phải làm sao để ngăn chặn tình trạng này?

Cách duy nhất để ngăn ngừa việc đỏ bừng mặt khi uống rượu bia chính là tránh hoặc hạn chế việc tiêu thụ chất kích thích này. Đây có thể là một ý tưởng tuyệt vời ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì khi uống rượu (mặt chuyển đỏ).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu bia là lý do của hơn 5%  các ca tử vong trên toàn thế giới. WHO cho rằng rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 200 loại bệnh tật và các thương tích.

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ gặp phải hàng loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe bao gồm:


  • Bệnh gan

  • Bệnh gout
  • Một số bệnh ung thư

  • Huyết áp cao
  • Bệnh tim hoặc đột quỵ

  • Suy giảm trí nhớ
  • Các vấn đề liên quan đến tiêu hóa

  • Nghiện rượu

Hãy nhớ rằng, đỏ bừng mặt có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn nên ngừng uống rượu.

Nếu bạn uống bia rượu, hãy cố gắng uống vừa phải. Tạp chí The Dietary Guidelines for Americans định nghĩa uống rượu bia vừa phải nghĩa là tối đa 1 ly/ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 ly/ngày đối với nam giới.

Kiến thức bạn cần nhớ sau bài viết này

Đỏ mặt khi uống rượu bia thường là hiện tượng xảy ra khi cơ thể bị thiếu ALDH2, điều này có thể khiến cho việc tiêu thụ rượu đặc biệt gây hại cho sức khỏe của bạn hơn mức thông thường. Những người Á Đông hay gốc Do Thái thường gặp phải tình trạng này nhiều hơn.

Mặc dù các phương pháp điều trị có thể khiến gương mặt của bạn bớt đỏ đi nhưng chúng chỉ che đậy các triệu chứng của bạn. Nếu bạn bị đỏ mặt khi uống rượu, bạn nên cố gắng hạn chế ít hoặc tránh uống rượu.

Hãy nói chuyện và xin lời khuyên từ các bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng cơ thể mình có thể bị thiếu hụt ALDH2. Các xét nghiệm luôn sẵn sàng để xác nhận xem gen của bạn có bị thay đổi hay không.




Lời kết,

Qua bài viết trên hy vọng bạn có thể rút ra được cho mình nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh hội chứng đỏ mặt khi bị uống rượu.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Previous post Những lỗi dinh dưỡng mà bà bầu hay mắc phải
Next post Chăm sóc da đẹp như Song Hye Kyo với mặt nạ dưỡng da